Kiểm tra độ bền kéo mẫu nhựa: Quy trình, tiêu chuẩn và kết quả

Banner Kiểm tra độ bền kéo mẫu nhựa

Kiểm tra độ bền kéo mẫu nhựa là một bước quan trọng trong đánh giá tính chất cơ lý của vật liệu. Trước khi tiến hành đo cần thiết lập các thông số liên quan đến phép đo để đảm bảo độ chính xác của kết quá phép đo. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về quy trình thực hiện, tiêu chuẩn áp dụng, và kết quả đọc được từ thiết bị đo lường.

Tiêu chuẩn đo ASTM D638

Tiêu chuẩn ASTM D638 là tiêu chuẩn thử nghiệm xác định các đặc tính cơ học cơ bản của vật liệu nhựa và composite dưới tác động kéo. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể như:

Kích thước mẫu: Đặc biệt chú trọng vào hình dáng và có thể sử dụng cho độ dày mẫu từ 1,0 đến 14 mm (0,55 in.).

Tốc độ kiểm tra: Tuỳ vào từng loại mẫu nhựa khác nhau, tốc độ kiểm tra có thể được điều chỉnh trong khoảng 1 đến 500 mm/phút.

Đơn vị đo: Thường là MPa hoặc N/mm².

Quy trình thực hiện phương pháp kiểm tra độ bền kéo mẫu nhựa

Chuẩn bị thiết bị và cài đặt các thông số

  • Xác định các thông số như chế độ đo, tiêu chuẩn áp dụng, kích thước mẫu, tốc độ kiểm tra, đơn vị đo và một vài thông số khác tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng.
  • Cài đặt được thực hiện qua màn hình giao diện sử dụng.
Màn hình main test
Màn hình main test

Cố định mẫu nhựa

  • Mẫu được đặt cố định vào vị trí đo để đảm bảo tính đồng nhất trong quá trình kéo.
Cố định mẫu
Cố định mẫu

Thực hiện thử nghiệm

  • Máy tự động ghi nhận và tính toán các thông số như lực kéo, độ giãn dài.
Mẫu sau quá trình kiểm tra
Mẫu sau quá trình thử nghiệm

Kết thúc thử nghiệm

  • Sau khi mẫu bị đứt gãy, máy sẽ hiển thị các kết quả như: độ bền kéo tối đa, độ giãn tối đa.
Màn hình hiển thị biểu đồ và các thông số kết quả sau khi kiểm tra
Màn hình hiển thị biểu đồ và các thông số kết quả sau thử nghiệm

Lưu ý: Mỗi chế độ đo đều có module kiểm tra khác nhau, vì thế cần phải tháo lắp và thay thế module kiểm tra thích hợp cho từng thử nghiệm

Phân tích kết quả

Biểu đồ độ bền kéo:

Biểu đồ minh họa quan hệ giữa độ giãn dài và lực kéo trong quá trình thử nghiệm.

Thông số quan trọng:

  • Độ bền kéo: Lực tối đa trước khi mẫu gãy.
  • Mô-đun đàn hồi: Tính đàn hồi của mẫu.
  • Độ giãn dài: Mức độ biến dạng trước khi gãy.

Một số lưu ý và yêu cầu kỹ thuật để lựa chọn thiết bị phù hợp

Thiết bị kiểm tra:

  • Máy kiểm tra đa năng: Hỗ trợ nhiều module đo khác nhau.
  • Hệ thống cố định mẫu: Đảm bảo mẫu được giữ chặt trong quá trình.
Máy kiểm tra độ bền kéo X350-10 hãng TESTOMETRIC
Máy kiểm tra độ bền kéo X350-10 hãng TESTOMETRIC

Yêu cầu bảo trì:

  • Hiệu chuẩn thiết bị định kỳ.
  • Vệ sinh module đo sau mỗi lần sử dụng.

Xem thêm bài viết:

Kiểm tra độ bền uốn mẫu nhựa

Kiểm tra hệ số ma sát của tấm film