Nguyên liệu tốt quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đối với dinh dưỡng từ đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành thì hầu như ai cũng biết nhưng hầu như rất ít người tiêu dùng quan tâm đến nguồn nguyên liệu. Và khi tìm hiểu về nguồn gốc đậu nành, chúng ta lại gặp rắc rối để phân biệt giữa Đậu nành Non GMO và Đậu nành GMO.
Đậu Nành GMO (Biến Đổi Gen) Và Đậu Nành Non-GMO (Không Biến Đổi Gen)
Đậu nành hiện tại được chia thành 2 giống: đậu nành GMO (đậu nành biến đổi gen) và đậu nành NON GMO (đậu nành không biến đổi gen)
1.Đậu nành GMO (đậu nành biến đổi gen):
Đậu nành GMO giống đậu nành được cấy thêm những tính trạng của giống sinh vật khác, làm cho đậu nành trở nên dễ trồng, dễ sản xuất trong cả những môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, GMO còn tạo ra giống đậu nành có tuổi đời lâu hơn, màu sắc bắt mắt, đều hạt hơn và giá thành rẻ hơn. Và là giống đậu nành đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ và một số quốc gia Mỹ La tinh.Đậu nành GMO lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1996, trong đó việc biến đổi gen chủ yếu làm cho cây đậu nành kháng thuốc diệt cỏ. Mặc dù bị phản đối nhưng đến nay đậu nành GMO vẫn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này có nghĩa là đậu nành có thể bị phun thuốc diệt cỏ nhiều lần trong 1 mùa sinh trưởng hoặc hiểu đơn giản là với đậu nành GMO, người nông dân có thể thoải mái phun thuốc diệt cỏ vì thuốc sẽ giết chết tất cả các loại cây khác (thường là cỏ dại) trong khi đậu nành vẫn sống và sinh trưởng khỏe mạnh.
2. Đậu Nành Non GMO (đậu nành không biến đổi gen)
Đậu nành Non GMO là những giống đậu nành được trồng trọt theo cách truyền thống, luôn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không kháng thuốc diệt cỏ, được giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vốn có như protein, canxi, sắt, photpho…và một số loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
Một Số Lo Ngại Về Đậu Nành GMO:
Chính vì đậu nành GMO có nhiều đặc tính có thể là tốt đối với quá trình trồng trọt nhưng khi dùng để sản xuất thực phẩm, nó lại mang đến những lo ngại đáng chú ý:
Ảnh hưởng xấu đến gan: Nhà di truyền học phân tử Michael Antoniou cho biết đậu nành GMO có thể thay đổi hoạt động của gan ở chuột và thỏ. Theo Antoniou, những phát hiện này cho thấy có thể tổn thương gan và nhiễm độc có liên quan đến việc tiêu thụ đậu nành GMO.
Tăng nguy cơ phản ứng, dị ứng: Việc kết hợp một gen vào một cây có thể vô tình tạo ra một chất gây dị ứng mới hoặc gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm cao. Ví dụ, một số trẻ em bị dị ứng trầm trọng với đậu phộng.
Tăng tử vong trẻ sơ sinh và vô sinh: Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Hiệp hội Quốc gia về An ninh gen và được trích dẫn trên Huffington Post, đậu nành GMO có thể liên quan đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh và việc làm giảm khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh. Trong một nghiên cứu kéo dài hai năm về chuột đồng, nhà sinh vật học Alexey V. Surov và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng sau ba thế hệ, hầu hết chuột đồng được nuôi bằng đậu nành GMO đều không còn khả năng sinh sản. Những chú chuột con trong nhóm dùng đậu nành GMO cũng có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao hơn.
Mối nguy hiểm từ khả năng kháng thuốc diệt cỏ: Theo báo cáo Natural News, một nguy cơ khác của đậu nành GMO là kháng thuốc diệt cỏ. Bởi vì đậu nành GMO có khả năng kháng thuốc trừ cỏ glyphosate nên chúng có thể được xử lý bằng các chất diệt cỏ này mà không bị phá hủy. Tuy nhiên, các nghiên cứu về glyphosate trên các tế bào dây nhau thai, thận và rốn của con người cho thấy các tế bào đã chết trong vòng 24 giờ.
Về phía các tổ chức quốc tế thì hiện Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (hay còn gọi là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu) không quảng bá hay xác nhận việc sử dụng GMO. Quỹ này vẫn giữ nguyên quan điểm trong việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa việc giới thiệu thực phẩm GMO. Đồng thời khuyến khích việc duy trì các giống không biến đổi gen (nonGMO).
Đậu nành giàu hàm lượng chất đạm, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác nhờ hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.
Trong hạt đậu tương chứa Protein (40%), Lipid (12-25%), Glucid (10-15%) có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa và các acid amin. Đây được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế, rất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 g thịt bò.
Để xác định hàm lượng protein thông qua hàm lượng nito tổng bằng phương pháp Kjeldahl, máy chưng cất đạm DNP – 2000 – MP hãng RAYPA
Nguồn : Tổng hợp
CÔNG TY TNHH ILAB Chuyên cung cấp các Thiết bị thí nghiệm cho ngành Dược phẩm và Mỹ Phẩm , các thiết bị phân tích chuyên sâu …v…v…
Liên hệ : 02866525193 để được hỗ trợ