Mục lục bài viết
KHÁNG SINH LÀ GÌ
Kháng sinh là một loại chất kháng khuẩn hoạt động chống lại vi khuẩn và là loại chất kháng khuẩn quan trọng nhất dùng trong đối phó nhiễm khuẩn. Các thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Chúng có thể tiêu diệt hoặc cản trở vi khuẩn sinh trưởng.
Một số lượng kháng sinh hữu hạn còn có khả năng chống nguyên sinh vật. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây các bệnh ví dụ như cảm lạnh hay cúm, thuốc ức chế virus được gọi là thuốc chống virus hoặc kháng virus chứ không phải kháng sinh.
PHÂN LOẠI THUỐC KHÁNG SINH
Kháng sinh thường được phân loại dựa vào cơ chế hoạt động, kết cấu hóa học, hay phổ hoạt động. Đa số kháng sinh nhắm đến chức năng hoặc quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
Các loại mà nhắm đến thành tế bào (penicillin và cephalosporin) hay màng tế bào vi khuẩn (polymyxin), hay cản trở enzyme vi khuẩn thiết yếu (rifamycin, lipiarmycin, quinolone, và sulfonamide) có tính diệt khuẩn.
Chất ức chế tổng hợp protein (macrolide, lincosamide, và tetracycline) thì thường có tính kìm khuẩn (ngoại trừ aminoglycoside là diệt khuẩn).
Cách phân loại khác dựa vào đặc tính của mục tiêu. Kháng sinh “phổ hẹp” nhắm đến những loại vi khuẩn cụ thể như là gram âm hay gram dương, trong khi kháng sinh phổ rộng tác động một phạm vi rộng hơn.
Tác hại của tồn dư thuốc kháng sinh
- Gây hội chứng nhiễm độcở người bệnh và tích luỹ lâu ngày sẽ gây ung thư hoặc các tổn thương trầm trọng khác trong gan, thận, đường hô hấp và tim, v.v. .. Ví dụ như kháng sinh Chloramphenicol trước đây là kháng sinh đặc trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên sau đó bị cấm do phản ứng phụ gây ức chế quá trình sinh trưởng của tuỷ xương dẫn đến thiếu máu và suy tuỷ, đồng thời thuốc này cũng có khả năng gây ra chứng xanh xám cho trẻ sơ sinh.
- Gây trở ngạicho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh và gây suy giảm khả năng phản ứng hệ miễn dịch của người bệnh nên xảy ra tình trạng nhờn thuốc. Hơn nữa, những chủng kháng thuốc từ động vật còn lây truyền sang người, gây nên gánh nặng đối với hệ thống y tế và cho xã hội.
- Thiệt hại về kinh tế. Đơn cử là tình trạng kháng sinh Ethoxyquin trong trong nuôi trồng thuỷ sản đãkhiến nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước lần lượt bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phát hiện dư lượng rồi bị trả về, gây thiệt hại
XỬ LÝ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH
Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi ao hồ chằng chịt và phức tạp nên hình thức nuôi trồng thuỷ sản trong môi trường ao hồ sông ngòi cũng tương đối khó khăn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều và dư lượng kháng sinh không được xử lý triệt để sẽ dẫn đến việc làm ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng không tốt đối với đời sống thuỷ sinh và tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu các thuỷ hải sản ra thị trường thế giới cũng như gây hại đến sức khoẻ con người nếu sử dụng những thực phẩm bị nhiễm. Để việc xử lý môi trường trở nên dễ dàng hơn thì những vấn đề chính mà người nuôi trồng thuỷ sản cần chú ý đến việc sử dụng kháng sinh:
-Hạn chế sử dụng lặp lại cùng 1 loại kháng sinh để tránh làm tăng độ kháng thuốc
-Giám sát về việc sử dụng kháng sinh về mặt thú y thủy sản ( nếu có thể)
-Nắm chắc các nguyên tắc sử dụng và áp dụng đúng các phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh
-Cần ngừng sử dụng kháng sinh trong một thời gian nhất định trước khi thu hoạch để tránh dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản nuôi trồng.
– Chỉ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho thủy sản nuôi trồng/ động vật chăn nuôi,…bị bệnh do vi khuẩn, không sử dụng kháng sinh để chữa trị các bệnh về virus như virus đốm trắng hay bệnh đầu vàng…
KIỂM TRA DƯ LƯƠNG KHÁNG SINH
Hiên nay, các trung tâm kiểm nghiệm chất lượng của các tỉnh, nhiều nơi đã trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị máy móc chuyên dụng cung cấp dịch vụ kiểm dư lượng kháng sinh. Tập trung đông đảo các trung tâm kiểm nghiệm chất lượng uy tín có thương hiệu về lĩnh vực kháng sinh có thể nhắc tới các đầu cầu là chính như Tp Hồ Chí Minh, Thủ Đô Hà Nội, Các thành phố lớn Cần Thơ, Đà Nẵng. .. Thành phố Hồ Chí Minh với các trung tâm gồm: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp HCM, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, VinaCert, SGS, Intertek, Thái Sơn, Việt Tín, . .. cung cấp dịch vụ kiểm tra tất cả các chủng loại kháng sinh trên thị trường. Việc kiểm nghiệm thông qua bên thứ 3 thể hiện tính khách quan về kết quả kiểm nghiệm tuy nhiên cũng vấp phải hạn chế về thời gian trả kết quả khiến các cty sản suất bị động khi lên kế hoạch sản xuất, đặc biệt là thực phẩm tươi sống và đông lạnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định dư lượng kháng sinh như HPLC, LC-MS/MS, GC/MS, ELISA,…
- Phân tích dư lượng kháng sinh bằng phương pháp HPLCcho hàm lượng cao trong các nền mẫu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản. Thường dành cho hàm lượng ppm.
- Phân tích dư lượng kháng sinh bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MSnhờ khả năng định danh tốt, định lượng chính xác cao, đảm bảo độ đúng, độ lặp lại và độ nhạy cao. Thích hợp cho hàm lượng vi lượng (0.1~1ppb) trong các nền mẫu thịt và sản phẩm thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản.
- Xác định dư lượng kháng sinh bằng phương pháp ELISA(Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Đó là phương pháp test nhanh , chọn lọc, chi phí đầu tư thiết bị thấp, thuận tiện cho các phòng thí nghiệm trang bị để test sàng lọc. Phương pháp có thể triển khai trên nhiều nền mẫu với LOD có thể đạt tới 0.1ppb
Nguồn : Tổng hợp