Máy đo độ nhớt IKA

Độ nhớt là gì?

Độ nhớt của một chất lưu là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy. Khi các dòng chất lưu sát kề có tốc độ chuyển động khác nhau, ngoài sự va đập giữa các phần tử vật chất còn có sự trao đổi xung lượng giữa chúng. Những phần tử trong dòng chảy có tốc độ cao sẽ làm tăng động năng của dòng có tốc độ chậm và ngược lại phần tử vật chất từ các dòng chảy chậm sẽ làm kìm hãm chuyển động của dòng chảy nhanh. Kết quả là giữa các lớp này xuất hiện một ứng suất tiếp tuyến gây nên ma sát (lực ma sát trong).

Tổng quan về máy đo độ nhớt Rotavisc của IKA

Máy đo độ nhớt được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp phát triển sản phẩm, chất lượng và kiểm soát quy trình. Chúng cung cấp thông tin về khả năng chảy của chất lỏng, đây là một đặc tính chất lượng quan trọng trong các ngành như công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Dựa trên độ nhớt, các quyết định quan trọng liên quan đến thiết kế mô hình sản xuất hoặc bao bì phù hợp được đưa ra.

Máy đo độ nhớt dạng trục quay của dòng ROTAVISC xác định độ nhớt của chất lỏng trong mọi lĩnh vực ứng dụng từ phòng thí nghiệm đến kiểm tra chất lượng. Cùng với các phụ kiện phù hợp, bốn dòng thiết bị này có thể mang lại kết quả đo tương đối và tuyệt đối trong các dải độ nhớt khác nhau. Bất kể phép đo độ nhớt đơn giản hay đòi hỏi cao – nhờ công nghệ mới nhất ROTAVISC cung cấp kết quả đo chính xác cao với độ tái lập tốt +/- 0,2%.

Dễ dàng đo độ nhớt với nhiều tính năng

Vì giá trị độ nhớt chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với thông số kỹ thuật nhiệt độ, nên tất cả các máy đo độ nhớt IKA đều được phân phối kèm với cảm biến nhiệt độ PT 100. Có thể đo mẫu từ -100 ° C đến 250 ° C, sử dụng các phụ kiện thích hợp như bộ trục chính ELVAS-1 và thiết bị ổn nhiệt HRC 2.

Thanh menu đa ngôn ngữ và trực quan đảm bảo dễ dàng xử lý và vận hành. Ba chế độ đo có sẵn tùy thuộc vào yêu cầu. Ngoài ra, có thể lưu trữ các trục quay dành riêng cho khách hàng lên đến 10 chương trình khác nhau. Người dùng xác định việc bắt đầu và dừng phép đo riêng lẻ: với bộ đếm thời gian, khi đã đạt được một mô-men xoắn nhất định hoặc khi độ nhớt đã được đo. Phần mềm Labworldsoft® 6 Visc cho phép kết nối mạng và điều khiển máy đo độ nhớt với bộ điều nhiệt và các cảm biến bổ sung cũng như bất kỳ số lượng chương trình và kho dữ liệu nào. Hơn nữa, phần mềm hỗ trợ các yêu cầu của FDA CFR 21 Phần 11.

Thao tác chuẩn bị thiết bị

– Bật và cân bằng thiết bị. Màn hình hiển thị hướng dẫn điều chỉnh giá đỡ 3 chân cho phù hợp.

– Thực hiện điều chỉnh tự động được mô tả trên màn hình, không găn trục quay. Quá trình này đươc gọi là ‘Auto zero’

– Lựa chọn trục quay dựa vào độ nhớt dự kiến. Dữ liệu này có thể được tìm trong bảng dữ liệu đi kèm, là ‘ngưỡng vi phạm’. M% nên nằm trong khoảng 10-90 (100%).

* Sử dụng ‘ngưỡng vi phạm – range coefficient’, giá trị độ nhớt tối đa có thể được đo bởi trục quay chuyên biệt có thể xác định nhanh.

  1. Xác định trục quay và cảm biến độ nhớt (lo-vi, me-vi, hi-vi, hi-vi II).
  2. Tìm ‘ngưỡng vi phạm – range coefficient’
  3. Chia Range coefficicent cho tốc độ trục

Ví dụ: Nếu chọn máy me-vi với đầu dò SP-6: có range coefficicent là 10,000, với tốc độ 10rpm, thì độ nhớt tối đa đo được là 10,000/10=1,000 mPass

– Trên thiết bị, trục quay nên chọn sao cho có độ nhớt đúng mà có thể hiển thị hay đạt được.

– Sử dụng nút tắt

– Chọn sai trục quay có nghĩa là giá trị độ nhớt đo được là sai.

+ Lắp trục:

– Vặn trục (có ren bên trái) vào khớp nối trục, trục phải được đẩy nhẹ lên để tránh làm hỏng cơ cấu máy.

– Trong quá trình vận chuyển và không sử dụng hãy sử dụng cốc đi kèm.

– Bảo vệ trục tránh va đập

– Trục phải được lắp đặt sao cho không có bọt khí -> Giá trị độ nhớt sẽ sai.

– Vì vậy, việc nhúng nhẹ 1 góc của trục quay vào dung dịch và sau đó gắn vào thiết bị là hợp lý.

– Vì độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ, nên nhúng trục quay vào dung dịch trước thì sẽ làm cho dung dịch và trục quay có cùng nhiệt độ.

– Trục quay được nhúng vào dung dịch (beaker 600ml) sao cho chất lỏng ở mức giữa (mốc nhỏ trên thanh trục quay)

** Để tiến hành phép đo có ý nghĩa với IKAROTAVISC liên quan đến tốc độ và trục quay, 2 yếu tố kiểm soát chính:

–  Phép đo nên được đo trong khoảng momen từ 10-90 (100) M%. Áp dụng cho mọi tốc độ/sự kết hợp trục quay

– Phép đo phải thực hiện trong giới hạn dòng chảy tầng.

Chỉ khi cả 2 yếu tố được kiểm soát, độ chính xác của phép đo là ± 1% của FSR (Full scale range). FSR phụ thuộc vào tốc độ và spindle.

CÁC DÒNG MÁY ĐO ĐỘ NHỚT CỦA IKA

– ROTAVISC

+ lo-vi/ Heli Complete

+ me-vi/ me-vi complete / Heli complete

+ hi-vi I complete/ hi-vi I heli complete

+  hi-vi II complete/ hi-vi II Heli complete

Nguồn : Thanh Tú

CÔNG TY TNHH ILAB Chuyên cung cấp các Thiết bị thí nghiệm cho ngành Thực phẩm , các thiết bị phân tích chuyên sâu …v…v…

Liên hệ : 02866525193 để được hỗ trợ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *