Nhiệt lượng là gì ? Những đặc điểm và công thức tính nhiệt lượng – iLAB

1.Nhiệt lượng là gì? 

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

Nhiệt lượng của một vật thu vào để làm nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

  • Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn.
  • Độ tăng nhiệt độ: Càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn.
  • Chất cấu tạo nên vật.

2. Những đặc điểm nổi bật của nhiệt lượng

  • Nhiệt lượng vật cần thu để phục vụ cho quá trình làm nóng lên phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật cũng như nhiệt dung riêng của chất liệu làm ra vật.
  • Nhiệt lượng riêng cao: Tức nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng nhiên liệu trong bơm.
  • Nhiệt lượng riêng thấp: Tức nhiệt lượng riêng cao loại trừ nhiệt bốc hơi của nước được giải phóng và tạo thành trong cả quá trình đốt cháy mẫu nhiên liệu.
  • Nhiệt dung của nhiệt lượng kế và lượng nhiệt cần thiết để đốt nóng nhiệt lượng kế lên 1oC ở điều kiện tiêu chuẩn (còn gọi là giá trị nước của nhiệt lượng kế).

3. Công thức tính nhiệt lượng 

Nhiệt lượng được tính bằng công thức sau:

Q = m.c.∆t

Trong đó:

Q: là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).

m: là khối lượng của vật, được đo bằng kg.

c: là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K (Nhiệt dung riêng của một chất có thể cho biết nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C). 

∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ (Độ C hoặc K)

  • ∆t = t2 – t1
  • ∆t > 0 : vật toả nhiệt
  • ∆t < 0 : vật thu nhiệt

Ví dụ: Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 5.10^6 J/kg nghĩa là khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá, sẽ toả ra một lượng nhiệt là 5.10^6.

Nhiệt dung riêng thường được dùng để tính toán nhiệt lượng trong quá trình gia công vật liệu xây dựng và phục vụ cho việc chọn lựa các vật liệu trong chạm nhiệt. Bảng nhiệt dung riêng của một số chất thường gặp như sau:

Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
Nước 4200
Rượu 2500
Nước đá 1800
Nhôm 880
Đất 800
Thép 460
Đồng 380
Chì 130

 4.Phương trình cân bằng nhiệt & Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra 

4.1 Phương trình cân bằng nhiệt

Q thu = Q toả

  • Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào.
  • Q tỏa:  tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra.

4.2 Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu

Q = q.m

Trong đó:

  • Q: là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J).
  • q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
  • m: là khối lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng kg.
Hình ảnh nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *