Phụ gia là gì?
Theo FAO: Phụ gia là chất không dinh dưỡng được thêm cào các sản phẩm với các ý định khác nhau. Thông thường, các chất này có hàm lượng thấp dùng để cải thiện tính chất cảm quan, cấu trúc, mùi vị, cũng như bảo quản thực phẩm (Thiết bị phân tích thực phẩm).
Theo WHO: Phụ gia là chất khác hơn thực phẩm hiện diện trong thực phẩm là kết quả của một số mặt: sản xuất chế biến, bao gói, tồn trữ…Các chất này không gồm các chất nhiểm bẩn vào thực phẩm.
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission – CAC), phụ gia thực phẩm là một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, mà bản thân nó không được thiêu thụ thông thường như môt thực phẩm và cũng không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, đóng gói bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thành phần dinh dưỡng.
Như vậy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm, mà nó được bổ sung một cách có chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm như một thành phần của thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép được quy định.
Phụ gia có lợi hay hại?
Phụ gia đóng nhiều vai trò quan trọng trong thực phẩm như:
– Bảo quản thực phẩm giúp kìm hãm sự phát triển vi sinh vật, kéo dài thời gian sử dụng, chất chống oxy hóa…
– Bổ sung chất dinh dưỡng cho thực phẩm: gồm vitamin, chất khoáng, acid amin và sơ.
– Cải thiện tính chất cảm quan: cải thiện màu, mùi, hương vị
– Tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
– Đa dạng hóa thực phẩm
– Giảm giá thành sản phẩm
Rủi ro khi sử dụng phụ gia: Nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng chủng loại được phép dùng trong thực phẩm; hay đúng loại nhưng không đúng liều lượng,… sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe, như:
– Gây ngộ độc cấp tính: khi dùng quá liều cho phép
– Gây ngộ độc mãn tính: Khi dùng liều lượng nhỏ, thường xuyển, liên tục, một số phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài.
Tại sao lại có sự hiểu nhầm về phụ gia?
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng phụ gia thực phẩm không dễ kiểm soát. Nhiều người sử dụng những phụ gia ngoài danh mục, những phụ gia bị cấm, hoặc dùng quá giới hạn, dùng không đúng cho các chủng loại thực phẩm. Ví dụ: dùng muối diêm tiêu để xát vào thịt quay, dùng phẩm màu ngoài danh mục cho các thực phẩm ăn ngay tới 36-51%, dùng hàn the cho bánh cuốn, bánh giò, chả tới 60-70%, trong đó hàm lượng trên 1mg% chiếm tỉ lệ rất cao. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do phụ gia thực phẩm vẫn đang xảy ra.
Vì vậy, với các loại thực phẩm nói chung, người tiêu dùng bằng mắt không thể xác định được định tính và định lượng phụ gia thực phẩm. Do đó, không nên sử dụng các sản phẩm không có nhãn hiệu, nơi xuất xứ…, nên chọn mua các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, nguồn gốc, cơ sở uy tín, được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại các cơ quan chức năng để đảm bảo sức khỏe
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY TNHH ILAB Chuyên cung cấp các Thiết bị thí nghiệm cho ngành F & B, các thiết bị phân tích chuyên sâu …v…v…
Liên hệ : 02866525193 để được hỗ trợ