Cách giảm nồng độ pH trong ao tôm

Cách giảm nồng độ pH trong ao tôm

Việc giảm nồng độ pH trong ao tôm là một yếu tố quan trọng để duy trì môi trường ao nuôi tôm trong trạng thái cân bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của tôm.

I. Khái niệm về nồng độ pH trong ao tôm.

Nồng độ pH là một trong những chỉ số quan trọng trong quản lý ao nuôi tô, đo lường mức độ axit hoặc bazơ của môi trường nước. pH có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự sinh tồn của tôm. Và ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của tôm.

Nồng độ pH lý tưởng trong ao tôm thường rơi vào khoảng 6.5 đến 8.5. Khi mà nồng đồ pH vượt quá mức này, thì môi trường nước trở nên quá axit hoặc quá bazơ, gây ảnh hưởng xấu đến tôm và hệ sinh thái trong khu vực nuôi.

*Một số vấn đề xảy ra khi nồng đồ pH cao:

  • Ức chế di quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm.
  • Làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm, dẫn tôm bị nhiễm trùng và bệnh.
  • Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất ở tôm.

*Một số vấn đề xảy ra khi nồng đồ pH thấp:

  • Ức chế quá trình hô hấp của tôm
  • Gây cháy da, tổn thương đường ruột và dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt.
  • Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất ở tôm.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở tôm.

II. Việc giảm nồng độ pH trong ao tôm có ý nghĩa gì?

  • Tạo môi trường sống tốt cho tôm: Một môi trường nước có nồng độ pH phù hợp và ổn định là yếu tố hàng đầu để tôm có thể phát triển và sinh sản tốt. Đồng thời cũng giúp tôm hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, cải thiện được các vấn đề về sức khỏe và giúp tôm ít bị nhiễm bệnh hơn.
  • Hỗ trợ quá trình hô hấp của tôm: Nếu nồng độ pH thấp thì có thể sẽ ức chế quá trình thực hiện hô hấp và gây ra cản trở trong việc trao đổi chất ở tôm.
  • Giảm nguy cơ nhiễm bệnh: Nồng độ pH không ổn định trong ao tôm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Bằng cách giảm nồng độ pH và duy trì môi trường nước ổn định, tôm có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh tật hơn.
  • Tăng hiệu suất sinh sản: Môi trường nước có nồng độ pH phù hợp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản của tôm. Khi giảm nồng độ pH, tạo môi trường trung tính hoặc kiềm, tôm có thể tăng cường hoạt động sinh sản, tăng tỷ lệ sống và tăng hiệu suất sinh sản.

III. Một số nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ pH ở ao tôm

1. Quá trình hô hấp của tôm

Quá trình hô hấp của tôm là một trong những tác nhân làm tăng nồng độ CO2 trong ao nuôi. CO2 tương tác với nước tạo thành axit carbonic, làm tăng nồng độ axit trong ao và gây tăng nồng độ pH.

2. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ

Các nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ khác sau khi phân hủy sẽ tạo ra các axit hữu cơ trong ao nuôi. Sự tích tụ axit hữu cơ lâu ngày trong ao làm tăng nồng độ pH.

3. Tác động từ môi trường ngoại vi

Đôi khi nguồn nước hiện có thể có nồng độ pH cao, khi sử dụng nước này để nuôi tôm, nồng độ pH trong ao tôm cũng sẽ tăng lên.

Sự tác động từ các nguồn nước xung quanh ao tôm như mưa acid, nước thải công nghiệp hoặc nông nghiệp cũng có thể gây tăng nồng độ pH trong ao tôm.

IV. Một số cách giảm nồng độ pH trong ao tôm

1. Điều chỉnh nguồn nước

Kiểm tra nồng độ pH của nguồn nước: Trước khi cho nước vào ao nuôi, nên kiểm tra nồng độ pH của nguồn nước để đảm bảo nước đầu vào có pH trong hợp lý cho tôm.

Sử dụng chất điều chỉnh pH: Nếu nồng độ pH của nguồn nước hiện tại ở ao tôm cao hoặc thay đổi không ổn định, có thể sử dụng chất điều chỉnh pH như axit hữu cơ, acid sulfuric, acid citric để điều chỉnh nồng độ pH trong ao tôm.

2. Thực hiện quản lý thức ăn

Điều chỉnh lượng thức ăn: Nên cung cấp thức ăn đúng lượng và không quá mức cần thiết cho tôm. Vì lượng thức ăn dư thừa có thể làm tăng nồng độ pH trong ao.

Sử dụng thức ăn hữu cơ: Nguồn thức ăn hữu cơ có khả năng giữ ổn định nồng độ pH trong ao tôm hơn so với các loại thức ăn không hữu cơ. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn hữu cơ cung cấp các chất hữu cơ có lợi cho vi sinh vật có lợi trong ao.

3. Sử dụng các biện pháp khác

Sử dụng vi sinh vật có lợi: Sử dụng các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn thuỷ phân để làm giảm nồng độ pH trong ao tôm. Vi sinh vật này có khả năng giúp phân hủy các chất hữu cơ và duy trì sự cân bằng pH trong ao.

Thực hiện thay nước định kỳ: Thay nước định kỳ giúp làm giảm nồng độ chất hữu cơ và axit trong ao nuôi, đồng thời làm điều chỉnh nồng độ pH.

4. Kiểm tra nồng độ pH định kỳ cho ao nuôi tôm

  • Sử dụng bộ kit kiểm tra pH:

Để kiểm tra nồng độ pH trong ao tôm, có thể sử dụng bộ kit kiểm tra pH. Có nhiều loại kit kiểm tra pH trên thị trường, bao gồm giấy pH, que kiểm tra pH hoặc máy đo pH điện tử. Tùy theo yêu cầu và khả năng tài chính, chọn phương pháp kiểm tra pH phù hợp.

Tham khảo tại đây: Máy đo pH Model PH20 hãng PCE

  • Định kỳ thực hiện kiểm tra nồng độ pH:

Tần suất kiểm tra có thể được xác định dựa trên yếu tố như điều kiện thiên nhiên, chu kỳ nuôi tôm, loại tôm được nuôi và các yếu tố khác. Thông thường, kiểm tra pH có thể được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần.Việc kiểm tra nồng pH định kì ở ao tôm giúp chúng ta theo dõi được sự biến động của nồng độ pH.

  • Ghi nhận và theo dõi kết quả:

Sau khi thực hiện kiểm tra pH, chúng ta cần ghi nhận kết quả vào sổ ghi chú hoặc bảng theo dõi. Để lưu trữ thông tin về nồng độ pH theo thời gian. Để có thể dễ dàng phân tích và theo dõi sự biến đổi của pH trong ao tôm.

Khi theo dõi kết quả kiểm tra pH giúp phát hiện sớm các biến đổi xấu và đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

MUA SẢN PHẨM TẠI : Website ilabvn.com

Công ty TNHH Ilab chuyên cung cấp thiết bị khoa học, vật tư tiêu hao và phụ tùng trong phòng thí nghiệm. Phân phối độc quyền và ủy quyền của những nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới đến từ Đức, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Nhật, Hàn Quốc,….

Mã số thuế: 0315389220 cấp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư HCM

Email: info@ilabvn.com

Liên hệ tư vấn: 02866525193

Nguồn: Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *