Mục lục bài viết
Phèn chua là gì?
Phèn được định nghĩa là hợp chất muối kép SO42- kết hợp với một ion kim loại hóa trị I và một ion kim loại hóa trị III.
Cụ thể, phèn chua (phèn nhôm) là tên gọi dân gian của muối Sufat Kali Alum. Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể có kích thước to nhỏ không đồng đều, thường có màu trắng tinh hoặc màu trắng đục. Phèn nhôm tan nhanh trong nước và khi đun nóng sẽ chuyển sang dạng xốp, nhẹ.
Công thức hóa học: KAl(SO4)2
Công dụng của phèn chua
Đối với sức khỏe
- Làm giảm viêm loét ở ngoài da và niêm mạt
Phèn chua có tác dụng sát trùng hiệu quả. Do đó dùng dược liệu cho vùng da bị loét hoặc viêm loét ở niêm mạc miệng có thể phục hồi các tế bào tổn thương và ức chế vi khuẩn, virus có hại.
- Giúp cầm máu
Một số nghiên cứu cho thấy phèn chua có tác dụng cầm máu rõ rệt – nhất là với những vết thương hở. Để giảm tình trạng chảy máu kéo dài, bạn có thể dùng phèn chua tán bột rắc lên vết thương. Ngoài khả năng cầm máu, phèn chua còn có tác dụng sát trùng nên có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắt.
- Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da
Ngoài khả năng ức chế vi khuẩn, phèn chua còn có tác dụng kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da. Do đó dược liệu này còn được sử dụng để điều trị bệnh nấm da.
- Khử mùi cơ thể
Phèn chua có chứa nhôm – khoáng chất có khả năng khử mùi hôi hiệu quả. Do đó phèn chua còn được tận dụng để khử mùi hôi miệng, hôi nách và hôi chân.
- Giảm viêm nhiễm ở âm đạo
Với đặc tính làm se da và sát trùng, phèn chua có thể được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo. Trong trường hợp này, phèn chua thường được hòa với nước ấm và dùng để ngâm rửa vùng kín.
Trong sinh hoạt và nấu ăn
- Lắng cặn, tạp chất
Nguồn nước sinh hoạt hay bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất rắn mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bạn muốn loại bỏ sạch sẽ các chất cặn bã này, bạn chỉ cần cho phèn chua vào nước và hòa tan nguyên liệu. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn sẽ có được lượng nước sạch khuẩn hơn để sử dụng trong nhà.
- Nguyên liệu làm bánh
Trong phèn chua có thành phần acid lành tính. Người ta đã tận dụng điều này để sản xuất ra một số loại bột làm bánh từ phèn chua đảm bảo vừa thơm ngon, vừa an toàn.
- Gia vị muối chua
Phèn chua hay được sử dụng trong công đoạn làm dưa kiệu và các loại dưa muối khác. Nguyên liệu khi này đóng vai trò như là chất duy trì độ giòn cho rau củ quả muối chua và kiêm luôn cả nhiệm vụ kéo dài thời gian bảo quản cho món ngon.
- Làm trắng thực phẩm
Phèn chua có đặc tính acid mạnh nên có thể loại bỏ màu ám đen bên ngoài thực phẩm. Do đó, bạn có thể dùng phèn chua để giữ cho quả dừa gọt vỏ sẵn luôn trắng sạch bắt mắt hoặc tẩy trắng bất kỳ loại nguyên liệu chế biến món ăn nào mà mình muốn.
- Khử mùi hôi thực phẩm
Không chỉ làm trắng và tăng độ giòn cho thực phẩm, phèn chua còn giúp khử mùi hôi đặc trưng của nguyên liệu chế biến. Trước khi chế biến, bạn có thể dung một ít phèn chua để xử lý mùi hôi của thịt cá.
Trong làm đẹp
- Trị nứt gót chân
Nứt gót, nứt da chân, da tay là tình trạng rất hay gặp khi thời tiết trở lạnh hanh khô. Nhiều người hay tìm mua các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng trên, nhưng bạn biết không chỉ cần chút phèn chua là mọi thứ ổn ngay.
- Giảm nếp nhăn
Phèn chua có tác dụng se nên có thể duy trì làn da căng bóng, đàn hồi và giảm nguy cơ hình thành các nếp nhăn. Bạn có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu thiên nhiên (nha đam, nghệ, khoai tây) để nuôi dưỡng làn da và ngăn ngừa quá trình lão hóa.
- Se khít lỗ chân lông
Với đặc tính làm se, phèn chua còn có khả năng se khít lỗ chân lông. So với các chế phẩm chứa acid (AHA, BHA), phèn chua có độ an toàn cao, ít gây kích ứng nên có thể dùng cho những người nhạy cảm với các hoạt chất có tính acid.
- Trị mụn nhọt và mụn trứng cá
Mụn nhọt và mụn trứng cá là một dạng viêm da có mủ do vi khuẩn gây ra (thường là vi khuẩn P.acnes). Sử dụng phèn chua lên mụn nhọt có thể ức chế vi khuẩn, làm khô mụn và giảm sưng viêm đáng kể.
Lưu ý khi sử dụng phèn chua
- Dùng phèn chua trong ngắn hạn: Chỉ nên sử dụng phèn chua trong thời gian ngắn để nấu ăn, trị mụn hoặc trị viêm âm đạo. Tuyệt đối không dùng nguyên liệu trong thời gian dài để tránh tình trạng độc tố tích tụ nhiều trong xương.
- Dùng phèn chua với liều lượng phù hợp: Việc sử dụng phèn chua quá nhiều sẽ khiến làn da trở nên khô nứt và bong tróc nghiêm trọng.
- Ngưng sử dụng khi có triệu chứng bất thường: Trong quá trình dùng phèn chua để điều trị bệnh, nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như phát ban, nổi mẩn đỏ và kích ứng da, bạn hãy dừng lại ngay và cần liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Không dùng phèn chua để lọc nước uống: Bạn chỉ nên dùng phèn chua để lọc nước sinh hoạt.
Nguồn: tổng hợp